Hai CEO kinh doanh vận tải đánh giá SUV 7 chỗ Ford Everest Ambiente AT
Cộng đồng khí tượng thủy văn có nhiệm vụ thu thập, chia sẻ, phân tích dữ liệu về thời tiết, nước, môi trường và giúp chúng ta hiểu được những gì đã và đang xảy ra với khí hậu hiện nay. Tuy nhiên, chỉ giảm nhẹ biến đổi khí hậu thôi là chưa đủ, thích ứng với biến đổi khí hậu là điều bắt buộc, là vấn đề sống còn với nhân loại.Quy định cấp sổ hồng cho condotel nhưng bỏ quên shophouse, officetel...
Vào mỗi dịp Tết, những chuyến xe nghĩa tình lại lăn bánh, đưa sinh viên, người lao động khó khăn hồi hương sum vầy cùng với gia đình. Chuyến xe mùa xuân “Tết sum vầy” do Báo Thanh Niên phối hợp Thành Đoàn, Hội Sinh viên Thành phố, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM tổ chức cùng sự đồng hành của Công ty Acecook Việt Nam và các đơn vị, cá nhân khác đã đưa 2000 sinh viên, người lao động về các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đón Tết.Những chiếc vé xe cùng những phần quà Tết được trao tận tay cho sinh viên, người lao động. Các bạn trẻ không giấu được niềm vui sướng khi sắp được gặp lại bố mẹ, người thân sau một thời gian dài xa cách.Chuyến xe “Tết sum vầy” không chỉ là tấm vé thông hành để về nhà mà còn là tình yêu thương, sự sẻ chia và tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng dành tặng những người xa quê có cơ hội được hồi hương đón Tết.Chuyến xe mùa xuân “Tết sum vầy” là chương trình được Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM khởi xướng phối hợp cùng Báo Thanh Niên thực hiện thường niên từ năm 2002, đến nay đã có 63.125 sinh viên khó khăn được hỗ trợ. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp, Acecook Việt Nam là nhà tài trợ chính của chương trình. Việc hỗ trợ người dân về quê đón Tết cũng là một trong những nỗ lực của tổ chức trong việc thúc đẩy xã hội phát triển ngày một giàu đẹp, văn minh.
Ô tô bán tải tông đuôi xe khác vì tài xế ‘cắm mặt’ vào điện thoại
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, sáng nay, không khí lạnh rất mạnh đang di chuyển xuống miền Bắc nước ta. Khoảng gần sáng và sáng 7.2, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến Đông Bắc bộ, sau đó đến Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ và một số nơi ở Nam Trung bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 3 - 4, có nơi có gió giật cấp 6.Từ chiều 7.2 miền Bắc chuyển rét đậm, rét hại; từ đêm 7.2 Bắc Trung bộ trời chuyển rét đậm, khu vực từ Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở miền Bắc phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 5 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; Bắc Trung bộ phổ biến 11 - 14 độ C, ở từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 16 độ C.Khu vực Hà Nội từ chiều 7.2 chuyển rét đậm, có nơi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 10 - 12 độ C.Cơ quan khí tượng nhận định, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao nên từ đêm nay đến ngày 8.2, miền Bắc và Thanh Hóa có mưa rải rác; từ ngày 7 - 9.2, khu vực từ Nghệ An đến Khánh Hòa có mưa, mưa rào, có nơi mưa to và giông.Đáng chú ý, từ ngày 7 - 9.2 là thời điểm không khí lạnh ảnh hưởng mạnh nhất, vùng núi cao miền Bắc có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến gia súc, gia cầm; ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, Bộ NN-PTNT đề nghị các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân chủ động biện pháp phòng tránh phù hợp.Triển khai phương án ứng phó với rét, trong đó đặc biệt tăng cường hướng dẫn việc bảo đảm sức khỏe cho người dân, học sinh tại các trường nội trú, không dùng bếp than sưởi ấm trong phòng kín để tránh thiệt hại về người.Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, dự trữ thức ăn; phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho sản xuất lúa, rau màu và cây trồng khác.
Chiều 4.3, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Ban Chỉ đạo), chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá, kể từ phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo đến nay, nhiều nội dung công việc liên quan tới Nghị quyết 57 đã được bắt tay vào triển khai thực hiện. Ban Chỉ đạo được kiện toàn, hoàn thiện quy chế hoạt động, tổ giúp việc, hội đồng tư vấn…Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết 193 với nhiều nhóm cơ chế, chính sách để bước đầu thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Việc chuyển đổi số trong các cơ quan đảng bước đầu có những chuyển biến tích cực…Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh, phải gắn kết triển khai Nghị quyết 57 với tiếp tục triển khai Nghị quyết 18 để tái cấu trúc hệ thống quản lý từ T.Ư đến cơ sở, gắn với ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đảm bảo đồng bộ hoạt động các cấp chính quyền.Tổng Bí thư cũng đề nghị các cơ quan Chính phủ đánh giá xem việc tinh gọn vừa qua "tính ra tiết kiệm được bao nhiêu tiền", để đầu tư vào các nhiệm vụ, trong đó có đầu tư cho lĩnh vực khoa học, công nghệ.Tổng Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện cơ chế, thể chế chính sách, đảm bảo nguồn lực, nhân lực triển khai thực hiện Nghị quyết 57. Nhiệm vụ này phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, hiệu quả, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo yêu cầu của Tổng Bí thư, phải tập trung xây dựng hoàn thiện hạ tầng nền tảng số, đặc biệt là trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai; phát triển các khu công nghệ cao, công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ bán dẫn.Cùng với đó, phải mạnh dạn lựa chọn, đưa sản phẩm vào thực tiễn, nhất là các sản phẩm do các doanh nghiệp phát triển, triển khai thí điểm vừa làm vừa hoàn thiện, đánh giá hiệu quả trước khi nhân rộng.Nói về các nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị, Tổng Bí thư yêu cầu, Đảng ủy Quốc hội và Đảng ủy Chính phủ cần tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung các luật để trình Quốc hội xem xét, thông qua ngay tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5).Tổng Bí thư cũng yêu cầu điều chỉnh dự toán ngân sách năm 2025 để bố trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, và tiếp tục nâng lên thành 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Cùng đó, phải tập trung chuyển đổi hàm lượng tỷ lệ khoa học, công nghệ trong sản phẩm, hàng hóa để tăng tính cạnh tranh.Một nhiệm vụ quan trọng, theo Tổng Bí thư, phải cập nhật khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, chính quyền số và điều chỉnh các hệ thống theo hướng phù hợp với mô hình chính quyền 3 cấp: T.Ư, tỉnh, xã. Trong đó, phải số hóa các dữ liệu phục vụ cho bàn giao, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính để thực hiện được ngay sau khi kết thúc mô hình cấp huyện, hoàn thành trong quý 2/2025.Tổng Bí thư cũng yêu cầu nghiên cứu phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược; lập quỹ đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hoàn thành trong quý 2/2025.Theo Tổng Bí thư, cần phát triển hạ tầng công nghệ dữ liệu và ứng dụng, xây dựng và hoàn thiện hạ tầng số, nền tảng số, đảm bảo phục vụ phủ sóng mạng di động băng thông rộng 5G toàn quốc, đẩy mạnh triển khai internet vệ tinh; sớm đưa trung tâm dữ liệu quốc gia vào vận hành.Đồng thời, phát triển trí tuệ nhân tạo, xác định đây là công nghệ mũi nhọn đột phá, có kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng triển khai ngay vào những lĩnh vực hành chính công.Tổng Bí thư cũng yêu cầu hoàn thành các tiện ích trên ứng dụng VNeID; mở cổng xuất nhập cảnh tự động. Triển khai thu phí không dừng tại bến xe, bãi đỗ trong đô thị, thúc đẩy văn minh giao thông. Đẩy mạnh số hóa, tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các dịch vụ công liên quan tới đất đai, doanh nghiệp.Tổng Bí thư cũng nêu, cần khẩn trương xây dựng và ban hành danh mục công nghệ chiến lược của Việt Nam; có chương trình quốc gia phát triển công nghệ công nghiệp chiến lược. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ hướng đi của các nước trên thế giới về công nghệ chiến lược; rà soát, nghiên cứu, quản lý về đất hiếm của Việt Nam.
Những phần quà tết ý nghĩa đến với người dân Đồng Tháp
Ngày 8.1, UBND Q.Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng) cho biết đã xác định được nguyên nhân nước thải màu đen đổ ra sông Cẩm Lệ từ hướng cửa xả HC3/1 (giao lộ Thăng Long - Lương Định Của) ở phía bờ bắc.Trước đó, người dân phản ánh trên mạng xã hội về tình trạng sông Cẩm Lệ ở phía đường Thăng Long (bờ bắc) có nhiều đoạn đổi màu đen, tương phản với màu nước xanh của sông. Công ty Thoát nước và xử lý nước thải (Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng) cho biết đơn vị đã kiểm tra, xác định vị trí nước thải tràn ra sông là cửa xả thoát nước HC3/1 thuộc tuyến thu gom nước thải trạm bơm HC3. Đặc điểm trạm bơm HC3 là trạm bơm cuối tuyến của các tuyến thu gom phía thượng lưu như tuyến thu gom nước đường Bạch Đằng, đường 2.9 (SPS12, SPS13, SPS14, TB01, TB02) chuyển tải nước thải về Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân để xử lý.Qua thời gian vận hành, công ty nhận thấy trạm bơm HC3 mặc dù đã vận hành hết 3 bơm theo thiết kế nhưng thỉnh thoảng vẫn xảy ra tình trạng quá tải lúc cao điểm, dẫn đến nước thải tràn.Tình trạng này đã xảy ra hồi tháng 6.2023 (Thanh Niên đã thông tin). Công ty Thoát nước và xử lý nước thải đã có phương án xử lý tạm, hạn chế nước thải tràn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường bằng cách đắp đập cát tạm tại các cửa xả, tăng khả năng lưu chứa tạm nước thải, hạn chế nước thải tràn. Đồng thời, dừng vận hành tạm thời trong giờ cao điểm để giảm thiểu tình trạng nước thải tràn; xử lý khoáng hóa, phun mùi nhằm giảm thiểu mùi hôi tại các cửa xả.Hiện công ty đã hoàn thành đắp đập cát, ngăn được tình trạng nước thải tràn tại cửa xả. Theo Công ty Thoát nước và xử lý nước thải, về nguyên nhân, thời gian qua mưa kéo dài dẫn đến gia tăng lưu lượng trong hệ thống thoát nước, giảm hiệu suất vận hành trạm bơm HC3.Để giải quyết dứt điểm tình trạng quá tải tại Trạm bơm HC3, UBND TP.Đà Nẵng đầu tư bổ sung trạm bơm HC3-01, hiện đã thi công và chuẩn bị bàn giao để vận hành đồng bộ.Đối với nước thải xả ra sông Cẩm Lệ tại cầu Đò Xu, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải xác định đây là vị trí hạ lưu cửa xả tuyến ống đầu ra D400 của Trạm xử lý nước thải Hòa Cường. Trạm này được đầu tư vận hành từ năm 2007 với công nghệ xử lý sinh học kỵ khí bậc 1, không có công đoạn khử trùng. Với đặc trưng của công nghệ yếm khí, nước thải sau xử lý thường có màu xám - đen; khi giao với nước sông Cẩm Lệ (có màu xanh) càng tạo sự tương phản giữa 2 màu nước. Trong thời gian đến, Trạm xử lý Hòa Cường chuyển toàn bộ nước thải về Trạm xử lý nước thải Hòa Xuân. Ngoài ra, đây là vị trí chân cầu Đò Xu đoạn nối tiếp hồ Đò Xu với sông Hàn. Hiện hồ Đò Xu đang bị lớp bùn đáy bồi lắng nghiêm trọng, độ cao bùn 0,59 - 1,25 m khiến quá trình phân hủy kỵ khí tại khu vực hồ làm phát sinh tình trạng nước đen và có mùi hôi. UBND TP.Đà Nẵng đã yêu cầu nghiên cứu phương án nạo vét bùn đáy 8 hồ, trong đó có hồ Đò Xu.